Putra Jatrai: Nhìn Vụ Mỹ Sơn nghĩ gì về các vị trí thức Chăm?

Bê tông hóa giữa lòng Mỹ Sơn

Bê tông hóa giữa lòng Mỹ Sơn

Lướt qua các tờ báo hay web mỗi ngày như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp Luât, Lao Động…. thì hầu như hằng ngày đều có các bài viết lên tiếng về vụ “tàn sát” Mỹ Sơn, sự việc đã quá mức nghiêm trọng nên các báo ấy phải đưa tin hằng ngày, cũng nhờ đó mà sự việc được ngăn chặn nhanh nhất có thể, giúp Mỹ Sơn thoát khỏi cảnh “bê tông hóa”, ngăn chặn được việc phá hoại di tích kiến trúc sinh thái cảnh quan tự nhiên của Mỹ Sơn.

 Công lao đầu tiên có lẽ thuộc về các cánh nhà báo, họ đã kịp thời lên tiếng đưa tin tức ra công chúng từ đó các cơ quan chức năng đã vào cuộc, cứu Mỹ Sơn khỏi thảm họa “bê tông hóa”.

 Nếu được xét bình chọn sự việc nào gây ồn ào nhất về văn hóa trong những ngày đầu tháng 4 thì có lẽ đa phần mọi cuộc bầu chọn đều chọn vụ việc “bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn”, ở đây đa phần phiếu bầu chọn có thể thuộc về các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, các vị yêu thích văn hóa Chăm, các Kiến trúc sư yêu quý nền Kiến trúc Chăm, các nhà khảo cổ học,…tất tần tật đều yêu thích văn hóa Champa cổ đại, ấy vậy mà họ không phải là Chăm, họ không hô hào to tiếng lúc nào cũng bảo vệ di sản Chăm, bảo vệ văn hóa Chăm như Chăm nhưng khi có việc đáng lên tiếng họ sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ những mảnh vỡ Champa, có thể kể như GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính-Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, KTS Đặng Khánh Ngọc – chuyên gia Viện Bảo tồn di tích, Nhà báo Hoàng Sơn – Trinh Nguyễn (Thanh Niên), Nhà báo Vũ Trung (Vietnamnet)….Họ không phải là Chăm nhưng tình yêu đối với di sản văn hóa Chăm là vô cùng đáng trân trọng.

 Theo dòng tiếp biến của lịch sử tộc người Champa đã không còn là chủ của vùng đất linh thánh, người Chăm đã không còn là chủ của Thánh địa Mỹ Sơn, Mỹ Sơn giờ là di sản chung của nhân loại, tất cả mọi người đều có trách nhiệm gìn giữ nhưng không phải vì thế mà những đứa con Chăm thờ ơ với tất cả bởi đó là tinh túy mà cha ông đã để lại, đó là một tuyệt tác phản ánh quá trình phát triển và thịnh vượng của một vương quốc Champa cổ xưa mà hậu duệ vẫn còn dọc rải khắp miền Trung Việt Nam hôm nay.

 So với các tộc người thiểu số khác ở Việt Nam hiện nay thì người Chăm có phần vượt trội về số lượng các bậc trí thức, học giả so với các dân tộc anh em sử dụng chung ngôn ngữ Mã Lai-Nam Đảo, họ có cách nhìn sâu sắc về tương lai và sự tồn vong của văn hóa dân tộc, họ là những cứu cánh để vực dậy nền văn hóa sắp bị lai căng và diệt vong. Đó là điều đáng mừng nhất với cộng đồng nhỏ bé như Chăm.

 Hơn một năm trước khi vụ việc bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn chưa xảy ra, có vị học giả người Kinh cho rằng “…Mỹ Sơn là di sản của tổ tiên ta để lại, chứ không phải của là của Vương quốc Champa đã bị diệt vong ? Đó là di sản văn hóa của người Việt chứ không phải của một nền văn minh bị biến mất như các tờ rơi du lịch giới thiệu!….”. Câu nói ấy chỉ nằm trên giấy chứ chưa hẳn có ý đồ gì xấu ấy vậy mà cả cộng đồng Chăm từ bé đớn lớn nhốn nháo cả lên, xôn xao cả tháng trời, chửi bới chí chóe, làm xáo trộn cả một không gian yên tĩnh. Vậy mà nay khi Mỹ Sơn đã bị tàn phá, bị tạo thêm những vết sẹo giữa lòng thân thể linh thánh thì những vị lớn bé ấy không thấy nhốn nháo, Các trang mạng Chăm không một ai hớn hở như khi Mỹ Sơn bị tàn phá trên giấy vụn.

 Gần hơn là bài viết “Sao lại đóng đinh Tháp Po Sah Inâ” trên báo Bình Thuận cuối tuần cũng vẫn là nhờ anh bạn nhà báo láng giềng Hà Thanh Tú khởi xướng, so với Tháp Po Rome bị những thanh thép xuyên qua thì nay chỉ là những cái đinh nho nhỏ, chỉ nhỏ như thế mà anh Hà Thanh Tú khóc rên thảm thiết nếu anh có dịp về thăm Tháp Po Rome với những cây thép Φ10 xuyên qua thân tháp chắc anh ngất ngây tại tháp. Cũng nhờ bài viết ấy mà có nhà thơ Trà Vigia, nhà thơ Đồng Chuông Tử có bài viết lên tiếng cùng với vài anh nhỏ lẻ hà hơi góp vui cho có lệ. Cũng với việc ấy các anh trí thức đi đâu chẳng thấy.

 Ngay quê hương Ninh Thuận là Tháp Po Klaong Garai và Tháp Po Rome đang được Nhà nước quan tâm đầu tư với kinh phí lớn để trùng tu và tôn tạo, trùng tu theo cách nào chả biết ngọn đồi quanh năm yên ắng với cỏ xanh bao phủ nay được đào bới, móc cẩu để “bê tông hóa” nguyên mặt đồi phía Đông, ừ thì anhbê tông hóa” rồi anh lại phủ lớp cỏ, như vậy há phải anh phí tiền Nhà nước để phá di sản à, thay vì phí tiền anh có thể dùng nước tưới mỗi tuần 1 lần quanh ngọn đồi cho cỏ mọc xanh um có phải tốt hơn chăng, đằng này phí tiền “bê tông hóa” rồi trồng cỏ lại phải hằng ngày tưới nước cho cỏ, phí một cách vô lí. Về hướng lên tháp thì lại sai trái với thuần phong mỹ tục, sai với quy luật văn hóa Chăm, người Chăm không bao giờ lấy hướng Đông làm hướng chính lên tháp vậy mà các anh trùng tu nghĩ sao làm vậy. Sự việc đến thế mà các trí thức Chăm ngủ đâu chả thấy, khi mọi việc xong xui lại à ơi í ơi, có lẽ đa phần Chăm là vậy, thương thay!.

 Chăm có nhiều trang web mỗi trang lại có những mảng hoạt động riêng, nhưng nhìn chung chỉ có 2, 3 trang đáng đọc và lướt. Có trang lại chuyên cop nhặt các bài viết về vụ tàn phá Mỹ Sơn, với cái tên nghe rất oách và tập trung nhiều tay anh chị trí thức nhưng chờ mải chờ mòn chả thấy vị nào lên tiếng. Chờ đến khi Mỹ Sơn bị sụp đổ hay da thịt bị chia tam sẽ tứ họ mới khóc rống lên cho đồng loại nghe chăng. Buồn thay!.

Nhìn Vụ Mỹ Sơn nghĩ gì về các vị trí thức Chăm? Ừ thì mọi người nghĩ sao thì tùy nhé.

 Ừ thì các vị trí thức ấy đang bận, bận tìm kiếm cái lớn lao hơn cho văn hóa dân tộc, bận bảo tồn cái cao quý hơn của văn hóa dân tộc nên Tháp chẳng là gì cả để họ phải lên tiếng và bảo tồn. Cầu mong năm mới Chăm những điều an lành, sức khỏe đến với họ để họ bảo tồn văn hóa dân tộc. Cầu mong những ngôi tháp còn mãi với thời gian. Mọi điều an lành cho tất cả đứa con Chăm.

Putra Jatrai

 Các tin liên quan trên các báo

Putra Jatrai : Tương lai cụm tháp Po Klaong Garai sau cuộc tôn tạo ?

Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn (ThanhNiên)

Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn: Trái quy hoạch đã phê duyệt (ThanhNiên)

Khẩn cấp bảo tồn văn hóa Quảng Nam (ThanhNiên)

Bê tông hóa suối cổ tại Di sản thế giới Mỹ Sơn (Tiền Phong)

Vòng cung bêtông giữa di sản (Lao Động)

Ngang nhiên “phá” thánh địa Mỹ Sơn (Vietnamnet)

Di tích Mỹ Sơn bị phá: Sốc, buồn và bất lực! (Vietnamnet)

Đến lượt thánh địa Mỹ Sơn bị phá (Infonet)

Quảng Nam nhận lỗi vụ ‘phá’ Thánh địa Mỹ Sơn (Vietnamnet)

……… còn rất nhiều.

Hình ảnh vụ phá Mỹ Sơn (Hình ảnh sưu tầm trên các trang báo)

 

%d người thích bài này: