Kết quả thăm dò khảo sát về sử dụng Akhar Thrah và chữ Chăm cải biên BBSSCC

khaosatĐây là kết quả cuộc thăm dò khảo sát của bạn Van Ikan trong Group “Thảo luận các vấn đề về Champa” vào ngày 9 tháng 1 năm 2013, tiện đưa lên để bạn đọc tham khảo. Đây chỉ là kết quả tham khảo. Phiếu bầu chọn đa phần là những người am hiểu Akhar Thrah. Kết quả nên dùng chữ nào phụ thuộc vào các nhà khoa học Chăm và Bộ GD & ĐT.

khaosat

Van Ikan Ndalin Dhar

9 tháng 1 lúc 21:08 · Thích

Thể Quảng Liệu những đọc giả không biết chữ Chăm hoặc những đọc giả không chưa biết chữ Chăm nghĩa là những người chưa phân biệt được sự khác nhau và giống nhau giữa CC “truyền thống” và BBS mà click vào để vote thì có chính xác k? có đánh giá được sự chính xác k?

10 tháng 1 lúc 0:03 · Thích

Van Ikan Hầu hết những ai biết chữ Cham đều phân biệt được Thể Quảng à. Câu hỏi chỉ dành cho những ai quan tâm
Vote Chính xác hay không chính xác thì ở đây ko dám bàn tới, chỉ là 1 bài tham khảo các ý kiến của các bạn thành viên trong Group mà thôi

10 tháng 1 lúc 0:09 · Đã được chỉnh sửa · Thích

Thể Quảng Hầu hết những ai biết chữ Cham đều phân biệt được<—– cơ sở nào để kết luận điều này.

10 tháng 1 lúc 0:10 · Thích

Van Ikan Anh biết đi rồi sẽ tự mình nhận ra thôi

10 tháng 1 lúc 0:11 · Thích · 2

Thể Quảng Làm việc trên cơ sơ khoa học và luận chứng chứ không phát biểu cảm tính.

10 tháng 1 lúc 0:26 · Thích

Van Ikan Cảm ơn anh đã nhắc nhở.
Những ai biết chữ Cham khi thấy chữ Cham sẽ đọc chữ Cham đúng không? Trên các bảng hiệu, các tên trường, các slogan (ví dụ như các slogan bằng chữ Cham của chi Hội Cham treo vào dịp tổ chức sinh hoạt văn nghệ; Các slogan trên cổng vào tháp Chàm mỗi dịp Katé), đọc thấy trên các sách, hoặc tạp chí (có tạp chí “Dân tộc và Miền núi” [?] phiên bản chữ Cham), các bản chép tay… Sẽ có những thắc mắc và những câu hỏi xuất hiện trong đầu họ. Họ sẽ tự mình hiểu hoặc tìm tài liệu để thấy được sự khác biệt.
Anh Thể Quảng có thể có những ý kiến ngược lại. (Ở trên là em nói với anh không phải trên danh nghĩa “LÀM VIỆC”, chắc anh hiểu)

10 tháng 1 lúc 0:38 · Đã được chỉnh sửa · Bỏ thích · 2

Tào Lao Cách đây khoảng 6 năm, tôi có bỏ khoảng 5 tháng để đọc và tìm hiểu Kinh Dịch(bản dịch của Ngô Tất Tố). Thật khốn nạn và khó khăn cho tôi vì thời đó tôi ko có cuốn Từ Điển Tiếng Việt để mà tra cứu. Trong cuốn sách ấy sử dụng rất rất nhiều từ Hán-Việt, lại còn nhiều từ mà sau này tôi ko được nghe, đọc.
Qua đó tôi mới trộm nghĩ, giả dụ như chúng ta ngày nay cũng đang muốn sử dụng tiếng Nôm truyền thống thông qua chữ viết Việt-Bồ-La của ông De Rhodes ngày xưa thì liệu ngày nay mấy ai biết đọc?
Rất nhiều người có thể ko quan tâm hoặc ko để ý, ngôn ngữ là sinh ngữ. Nó cần phải sinh sôi, nảy nở hoặc sẽ bỏ đi vài từ ko thích hợp để phù hợp với thời điểm hiện tại. Ngày xưa ở miền Nam họ dùng từ “Ngươn nhơn” vì phải phạm húy, kỵ húy…nhưng ngày nay từ ấy còn mấy ai sử dụng, và liệu khi sử dụng từ ấy còn mấy người biết nghĩa của nó là “nguyên nhân”?
Tôi tự hỏi, vì cớ làm sao các bạn lại muốn gìn giữ chữ viết “truyền thống”? Phải chăng các bạn đang muốn làm chết cái sinh ngữ của mình? Nếu thực sự là như vậy, tôi nghĩ các bạn nên đưa chữ viết ấy vào Bảo Tàng Viện, vì nơi đó sẽ cất giữ tốt hơn là các bạn để nó ngoài đời sống. Vì một khi đã ở ngoài xã hội, nó sẽ được biến chuyển, thay đổi để thích nghi với môi trường sống.
Những người lớn tuổi, ko có đầu thay đổi họ thường có tư tưởng hoài cổ, từ đó mà nảy ra cái suy nghĩ bảo thủ, cổ hũ, lạc hậu. Ngôn ngữ, chữ viết là do bởi chúng ta, những người trẻ chứ ko phải những người lớn tuổi ấy. Tôi để ý thấy dạo này có rất nhiều chương trình trên truyền hình, có những ông tai to sử dụng những từ ngữ rất chi là đao to, búa lớn “gìn giữ sự trong sáng của tiếng VIệt” và đả kích những câu nói, cách nói, từ ngữ của thế hệ trẻ(9x, teen) là làm xấu đi ngôn ngữ tiếng Việt. Tôi chẳng biết nó có giống với việc một số người hô hào sử dụng chữ viết truyền thống và chống lại cái mới như ở Chăm hay ko, nhưng tôi cho rằng, việc lúc nào cũng cố gắng gìn giữ, sử dụng cái cũ mà ko muốn cách tân, sáng tạo, thay đổi, tự nó đã là lạc hậu.
Có muốn mình là người lạc hậu, cổ hũ hay ko ấy là chính do sự lựa chọn của các bạn.

10 tháng 1 lúc 7:25 · Thích · 2

Inra Jaka cảm ơn những nhận định hữu ích của Tào Lao, tuy nhiên, vấn đề ở đây nó có phạm vi rộng lớn hơn, nên mọi người mới đem ra thảo luận, mà đôi lúc nó nóng hơn chỉ do cách thảo luận có tính chỉ trích. thật ra cái ý niệm truyền thống rất mù mờ, mình thấy và mọi người vẫn đang muốn tìm thống nhất đó thôi, có điều chưa tìm ra cách nói và tiếng nói chung

10 tháng 1 lúc 8:31 · Thích

Đinh La Thăng theo tôi chúng ta học chữ chăm của chúng ta để giữ gìn truyền thống, văn hóa và lịch sử vì vậy nếu học mà ko đọc được chữ mà cha ông để lại trên sổ sách hay bia ký thì chúng ta học để làm gì hay chăng để tạo ra 1 nền văn hóa khác hơn.

10 tháng 1 lúc 9:03 · Thích

Can Quang Chữ Cham có dấu (BBS) bao hàm chữ Cham không dấu (được vài người cho là truyền thống), hay nói khác đi AT truyền thống cộng với vần dài thành AT BBS. Thì hai chữ này cùng tồn tại như chữ Việt có dấy thanh và không dấu thanh. Hai chữ AT này là một chỉ khác nhau chính tả, quy định kết hợp các takai akhar, có dấu ngắn dài và không dấu ngắn dài. HTKL 2006 tốn kém và đã ký biểu quyết 100%, rồi có thay được đâu. 13 trí thức Cham viết sách Akhar Thrah Cham thực trạng và giải pháp, năm 2011, rồi có thay được đâu vì hai thứ đó là một. Thay chữ Việt không dấu thanh vào nhà trường được thì HTKL 2006 thành công liền.Vote làm gì? Có ai rỗi hơi đi thăm dò xem ai ủng hộ tiếng Việt có dấu và không dấu không? Cái này hỏi Tào Lao mới được.

11 tháng 1 lúc 3:25 · Đã được chỉnh sửa · Thích

Jathraoh Champa Tôi không đồng ý với quan điểm của anh Tào Lao. Người Chăm hiện nay không phải chỉ sống ở Việt Nam, họ đã sang sống ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như Cambodia, Malaysia, Laos… Khi sống ở những nơi tách biệt như vậy thì ngôn ngữ sẽ nảy sinh nhiều từ đia phương. Những từ địa phương này sẽ tiếp tục gia tăng đến một lúc nào đó người Chăm ở những nước khác nhau sẽ không còn tiếng nói chung nữa. Họ không còn giao tiếp được với nhau nữa. Nhờ có ngôn ngữ truyền thống này sẽ giúp họ có được tiếng nói chung. Hiện nay chúng tôi, những người biết được tiếng Chăm truyền thồng, vẫn giao tiếp được bằng tiếng Chăm truyền thống với những người Chăm ở Malaysia, Cambodia… Đúng như anh Tào Lao nói, ngôn ngữ là sinh ngữ, sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian. Vấn đề ở đây là sự thay đổi của ngôn ngữ Chăm hiện tại và tương lai diễn ra theo các hướng khác nhau ở các nước khác nhau. Chính ngôn ngữ truyền thống sẽ giúp người Chăm hạn chế sự thay đổi của sinh ngữ theo thời gian, và nếu có sự thay đổi thì tiếng Chăm sẽ thay đổi theo cùng một chiều hướng, giúp họ có được tiếng nói chung.

10 tháng 1 lúc 11:25 · Đã được chỉnh sửa · Thích · 3

Jathraoh Champa Nếu một ngày nào đó tiếng Chăm trở thành ngôn ngữ tách rời nhau ở các nước khác nhau, khi đó người Chăm ở các nước khác nhau không còn giao tiếp được với nhau nữa. Thảm họa này ngay cả Tiến sĩ ngôn ngữ Can Quang có thể gánh chịu trách nhiệm nổi không?

10 tháng 1 lúc 10:49 · Thích · 2

Jathraoh Champa Người Chăm ở Việt Nam vốn đã có tôn giáo khác biệt với người Chăm ở những nơi khác trên thế giới. Theo chữ viết của BBSSCC thì người Chăm ở Việt Nam sẽ có thứ chữ khác biệt với người Chăm ở các nước khác, điều này sẽ làm tăng khoảng cách giữa họ. Thật tệ hại.

10 tháng 1 lúc 10:53 · Thích · 3

Jathraoh Champa Tính đến nay, trên mục hỏi ý kiến trên, tôi thấy những người ủng hộ chữ viết truyền thống hầu hết đều là người sử dụng tiếng Chăm thông thạo. Còn những người ủng hộ chữ viết BBSSCC, tôi chưa thấy họ viết tiếng Chăm bao giờ.

10 tháng 1 lúc 10:57 · Thích · 2

Tào Lao Cám ơn Jathraoh Champa. ĐÚng là tôi có chút khu biệt, khi chỉ mang Chăm ở Việt Nam và Hoa Kỳ ra để làm căn bản cho suy nghĩ của mình. Điều này nếu mang ra cả với Mã Lai, Cambodge thì đúng là ko đúng chút nào.
Có lần tôi nghe Trà Vija kể, lúc anh sang Cambodge và ở chung với cộng đồng Chăm tại đó. Họ(người Chăm ở Cambodge) sử dụng một loại ngôn ngữ mà ngay cả anh là người Chăm cũng ko hiểu được. Điều này cũng không lạ lùng khi người Chăm sở tại phải sống trong một môi trường xung quanh toàn là người Khmer, và họ buộc phải lai tạp, bị ảnh hưởng rất nhiều với ngôn ngữ Khmer. Thứ nữa, có thể tiếng Chăm mà họ đang sử dụng là tiếng Chăm mà được sử dụng cách đây mấy trăm năm, đó là tiếng Chăm cổ mà hiện nay ở tại Việt Nam hay nhiều nước trên thế giới họ không còn sử dụng. Cũng từ đó, tôi mới nghĩ, liệu người Chăm ở Cambodge họ có sử dụng chữ viết truyền thống hay chữ viết của BBSSCC mà chúng ta đang tranh luận? Hay họ toàn viết chữ Khmer, và nếu để trao đổi với bên ngoài họ sử dụng tiếng Anh?
Và tôi cũng đang tự hỏi điều đó với cả những Quốc gia như Laos, Malaysia nữa. Nếu Jathraoh biết được thì cho tôi hay thì thực rất cám ơn.
Thứ nữa, tôi muốn bàn đến một vấn đề rằng, cứ như người Chăm ở Cambodge hay người Chăm ở Laos họ nói tiếng Chăm(cứ tạm thời là cho tiếng Chăm của riêng họ) và họ cũng có một chữ viết riêng(tôi không tin chắc rằng họ sử dụng chữ Chăm truyền thống). Vậy lẽ nào chúng ta lại phải bỏ thời gian ra để thuyết phục họ sử dụng chữ Chăm truyền thống? Có thể có những người trước đây đã sử dụng chữ Chăm truyền thống, sau đó họ ra nước ngoài và chữ Chăm do BBSSCC đã tạo cho họ không ít rắc rối. Điều này có thể giống như những người Việt khi ra nước ngoài từ trước năm 1975, họ không biết những chữ như: Bao cấp, tem phiếu, giai cấp vô sản, đấu tranh giai cấp…vậy. Bời vì rằng, cái mới bao giờ cũng khó mà chấp nhận. Nhưng dần dà, cái gì xài hoài rồi sẽ đến lúc sử dụng thành quen.
Tôi cũng không ngần ngại đưa ra quan điểm rằng, không phải không có chuyện nhân mượn chữ viết của người Chăm, nhưng lồng phía sau đó là chống lại người của BBSSCC và với ông Inra Sara. Với nhũng người này, chỉ cần bất cứ sản phẩm nào của Cộng Sản, họ đều không thừa nhận và dứt khoát phải dẹp nó.

10 tháng 1 lúc 11:39 · Thích

Can Quang Cháu có biết Cham Campuchia và Cham tây Ninh đang dùng chữ Viết gì không? Cháu nói đúng là có nhiều từ mới phát sinh, nhưng làm thêếnào để cho sự di chuyển ngôn ngữ đó chậm đi. Kết nối các cộng đồng ở những khu vực khác nhau như thế nào? Cháu có biết không? Vã lại kamuơn có biết sự khác giống nhau giữa Akhar Thrah BBS với “truyền thống” là gì? Cháu có biết là người Cham ở những nơi đó đã tách thành nhánh Cham Đông và Cham Tây (căn cứ vào ngôn ngữ của họ) không? Cái việc Cham sẽ mất là trách nhiệm của mọi người. Theo kiến thức của cei, cei đã nói nhiều rồi, bây giờ là chúng ta giử TIẾNG NÓI, có chữ viết phù hợp thì TIẾNG NÓI thay đổi ít. Cộng đồng các nơi eđ62u có chữ viết riêng để giử tiếng nói. Chúng ta đã biết điều đó và những điều cei đang nói và làm tại BBS là nhằm mục đích đó. Mô hình BBS sẽ có ở các nước có Cham sinh sống, Văn tự họ sẽ học do họ quyết định, mình áp đặc thì văn tự đó sẽ chết. Có văn tự ở từng khu vực Cham thì tiếng nói sẽ thay đổi chậm hơn và kết nối lại đễ hơn. Nhiệm vụ của từng khu vực Cham là có chữ viết để giử tiếng nói không di chuyển. Nếu không làm được việc này Cham VN sẽ mất. Những chỗ khác đã mất nhiều hơn Cham VN rồi. Cham mình đi không đúng hướng thì sẽ thành VN, Campuchia, Laos….

10 tháng 1 lúc 13:49 · Thích

Can Quang Nhân TL hỏi Cam ở Campuchia viết chữ gì, CQ kể chuyện này cho nghe: năm 1993 Ô Tỷ có liên lạc và đem sách BBS tặng sở GD Tân Ninh để họ làm tài liệu dạy học tiếng Cham. Ngay tại buổi gặp mặt tại TN, khi lật các trang sách Tiếng Cham tứ đến 5 coi xong các bác Cham ở TN nhìn nhay rồi nói chúng tôi khôn biết chữ này, hiện nay chúng tôi đang dùng chữ Jawi dạy trong sang Mưgiik. Ông Tỷ đã khóc khi đem sách về lại Ninh Thuận. Năm 2002 CQ và Ts Phu Van Han có ghé thăm một lớp học dạy tiếng Cham bằng akhar Jawi tại Tây Ninh, thấy họ cũng rất cố gắng để ghi lại tiếng nói để không bị mất tiếng nói. Nghe nói nay vẫn còn tiếp tục. Chữ Cham Jawi đang dạy rộng rãi ở những vùng Cham tại Campuchia. Có một SV tiến sĩ ngôn ngữ học đang làm luân án vế Akhar Cham Jawi tạ Campuchia. Hơn năm rồi không gặp cô này nữa. Giư Akhar Thrah mà không chuẩ là một cách giết chết tiếng đó. Chữ Pháp cũng chẩn (năm 1694, Marty-Laveaux, 1863), Anh (những năm 1440s, Simlified spelling board, 1920), Hebrew (những năm 1900s, Rabin, 1973), và Cham (những 19980s). Chuẩn chữ Cham AT là góp phần cho nó trong sáng để tồn tại. Chữ Việt nếu không có thanh điệu thì có lẽ đã thay bằng tiếng Pháp hay Anh rồi. Cái này có lẽ gaăp nhau mới giải thích kỹ và hết ý được. Chuyên ngành ngữ dụng Mỹ rất mạnh, sau đó là Nga, Pháp quá chú trọng văn bản học nên không có nhà ngữ dụng học nào nỗi bậc, và tiêng pháp không phát triển bằng tiếng Anh. Tiếng Cham mình có cơ may sống, nếu Cham mình đi đúng hướng. Hiện nay mình đã là Yuơn 50% rồi.

10 tháng 1 lúc 14:08 · Thích

Can Quang Hai loại AT này đều được tổ tiên Champa dùng rồi, không xung đoôt nhau, ai học chữ nào cũng được. TL nói nghe, người học chữ Việt có dấu, và chữ Việt không dấu có cần phải tranh nhau tôi đúng anh sai không, nói anh là phá hoại tiếng Việt, tôi là đúng? hai người đều giỏi. Không cần cải nữa cứ học đi.

10 tháng 1 lúc 14:12 · Thích

Jathraoh Champa Hiện tại tụi cháu vẫn giao tiếp được với người Chăm ở Malaysia bằng hệ thống Latin của Viễn Đông Bác Cổ nếu họ biết hệ thống chữ Latin này. Còn Chăm Tây (Chăm ở Cambodia) vẫn giao tiếp được bình thường với Chăm Giữa (Chăm An Giang).Họ thích sử dụng hệ chữ Jawi. Một số người Chăm Đông (Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) am hiểu tiếng Chăm như Inrasara vẫn giao tiếp bình thường bằng tiếng Chăm với những người Chăm ở Cambodia. Chăm ở Laos, Thailand thì xuất phát từ Chăm Cambodia nên nói như Chăm Cambodia. Mặc dù cháu không nghe được giọng nói của họ nhưng nhìn vào hệ thống phiên âm Latin, cháu hoàn toàn đọc được, hiểu được chữ viết Latin của họ. http://bangsacham.com/Dalikan.html

Dalikan

bangsacham.com

Cham hasa bahsa kong Po ho berai derai, yaw nan chuak yerh derai mapiah (rasak) …Xem thêm

10 tháng 1 lúc 16:02 · Thích

Jathraoh Champa Đọc trang web Bangsacham.org trên ta thấy tiếng nói của họ cũng chưa có gì là xa lạ với chúng ta cả. Chúng ta hoàn toàn hiểu được nếu như biết ngôn ngữ truyền thống. Theo Inra Sara, Chăm Đông và Chăm Tây nói giống nhau tới 98% các từ vựng. Nhiệm vụ của chúng ta là giữ sao cho tiếng Chăm ít bị biến đổi ở các nước khác nhau.

10 tháng 1 lúc 16:24 · Đã được chỉnh sửa · Thích

Jathraoh Champa Theo cháu nguyên nhân chủ yếu mà người Chăm Đông, Chăm Tây, Chăm ở vùng khác không nói chuyện được với nhau: 1.Do giọng nói khác nhau. 2.Tiếng Chăm chưa thành thạo: Chăm Đông thì nói pha tiếng Việt, Chăm Tây lại pha tiếng Khmer và Malay, còn Chăm Giữa thì nói pha tiếng Việt và tiếng Malay.

10 tháng 1 lúc 16:12 · Thích

Jathraoh Champa Còn chú Can Quang nói người Chăm tách làm hai nhánh Chăm Đông, Chăm Tây thì theo cháu chẳng qua là do khoảng cách về địa lý và vấn đề chính trị của các quốc gia mà thôi. Cháu thấy ngôn ngữ Chăm Đông và Chăm Tây chưa có gì là xa lạ cả.

10 tháng 1 lúc 16:16 · Thích

Jathraoh Champa Còn về chuyện anh Tào Lao nói: “Tôi cũng không ngần ngại đưa ra quan điểm rằng, không phải không có chuyện nhân mượn chữ viết của người Chăm, nhưng lồng phía sau đó là chống lại người của BBSSCC và với ông Inra Sara. Với nhũng người này, chỉ cần bất cứ sản phẩm nào của Cộng Sản, họ đều không thừa nhận và dứt khoát phải dẹp nó.” Chuyện này là có thật. Ai là người bày chuyện thì chúng ta rõ rồi.

10 tháng 1 lúc 16:19 · Thích

Tào Lao Jathraoh Champa ơi! Tôi có vài điều thắc mắc:
1- Bạn nói Chăm Đông và Chăm Tây, Chăm Đông có phải là người Chăm ở VN, và Chăm Tây có phải là Chăm Cambodge?
2- Tôi ko rành tiếng Chăm lắm, nên tôi muốn hỏi cho biết là, Chăm Đông và Chăm Tây có phải họ đều sử dụng chữ Chăm truyền thống?

10 tháng 1 lúc 16:49 · Thích

Jathraoh Champa 1. Đúng rồi. Chăm Đông là Chăm ở Việt Nam vùng Ninh Thuận- Bình Thuận, Chăm Tây là Chăm Cambodge (Cambodia), còn Chăm Giữa là Chăm Châu Đốc, An Giang. 2.Chăm Đông sử dụng chữ truyền thống Akhar Thrah, Chăm Tây và Chăm Giữa sử dụng hệ chữ Jawi (chữ cái Arab). Nhưng tiếng Chăm vẫn là tiếng Chăm. Người Chăm vẫn giao tiếp được với nhau nếu họ thông thạo tiếng mẹ đẻ.

10 tháng 1 lúc 17:21 · Đã được chỉnh sửa · Thích

Tào Lao Cám ơn Jathraoh Champa đã cho biết, cho tôi hỏi thêm những người CHăm Tây, khi họ đọc 1 văn bản bằng chữ Chăm truyền thống, họ có hiểu ko?

10 tháng 1 lúc 17:01 · Thích

Jathraoh Champa Một số người Chăm Tây đọc được Akhar Thrah nhưng đa phần họ không đọc được vì họ sử dụng hệ chữ JAWI mà.

10 tháng 1 lúc 17:06 · Thích

Tào Lao Cám ơn Jathraoh Champa

10 tháng 1 lúc 17:07 · Thích

Ndalin Dhar Wa Can Quang cứ hay nói tiếng Chăm truyền thống như tiếng Việt ko dấu, con thật sự ko đồng ý.Âm bằng hay trắc của tiếng Chăm phụ thuộc vào langlikuk mà chứ có phải do balau đâu.

10 tháng 1 lúc 17:15 · Thích

Can Quang Cái này cháu vào đọc Phần ngôn ngữ trong CPK.info, rối đọc sapcham.blogspots.com sẽ hiểu. cei đã nói kỹ ở cms trên, tại sao HTKL thất bại. không nên lập lại thông tin đã quá cũ. Những chuyện này ông bà ta đã bàn trong 12 năm(1978-1990), nay lại bàn nũa tốt thôi.

11 tháng 1 lúc 4:25 · Đã được chỉnh sửa · Thích

Can Quang Cháu Ndalin D. song yut raneh, ở trong này: “sự tương ứng giữa AT Cham chuẩn (có takai akhar katut atah) và AT “truyền thống” (không dấu ngắn dài) giống như sự tương ứng giữa chữ Việt có dấu thanh và chữ Việt không dấu thanh”. Hai loại chư Cham AT trên khác nhau do có Takai Akhar phân biệt ngắn dài, hai loại chữ Việt trên khác nhau do phân biệt thanh điệu. Hoàn toàn tốt, học chữ nào cũng OK. Ví dụ: rik và riik (khác nhau i và ii) đọc khác và có nghĩa khác nhau. Tương tự: jak/ jaak, mok/mook/mog. trong sapcham.blogspots nói rất kỹ, nếu có gì cháu có thể trao đổi lại. Kajap karô.

11 tháng 1 lúc 4:34 · Thích

Can Quang CQ đang học chữ Rumi, có phải tên đầy đủ là Tulisan Rumi? có gì khác nhau giữa âm vị Rumi và âm vị Cham truyền thống? mong các trí thức Cham trẻ giúp cho.

11 tháng 1 lúc 4:37 · Thích

Mohd Mansour Halim Người Chăm ở phần phía nam Việt Nam ( An giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Sài gòn…) và người Chăm ở Campuchia, Malay, Lào nói giống nhau khoảng 95%. Thuật ngữ Chăm giữa thiết nghĩ ko thể chấp nhận. vì Chăm Châu đốc, Tây ninh…ko phải là lớp Chăm độn ở giữa Chăm Đông và Chăm Tây. Họ có thể giao tiếp thoải mái khi tiếp xúc với Chăm Campuchia, Malay. Nhưng ngược lại sẽ khó hơn ( thậm chí ko hiểu) nếu họ nói chuyện vs 1 người Chăm Đông, cũng giống như trường hợp Chăm Campuchia tiếp xúc vs Chăm Đông vậy. Họ đều sử dụng chữ Jawi Chăm. Hệ thống chữ này dùng để ghi sát âm và giọng của họ. Hoàn toàn ko dựa theo hệ thống chính tả của Akhar thrah… hệ thống chính tả của Jawi ở Việt Nam và Campuchia đang dần đi vào thống nhất và ổn định. Dù biết Akhar thrah là chữ truyền thống Chăm. Nhưng có lẽ Chăm Tây sẽ ko chấp nhận để đưa vào các thánh đường để giảng dạy thay cho chữ Jawi. chỉ có 1 số trong cộng đồng họ tìm hiểu và học thêm thì mới có thể biết đôi chút về akhar thrah

11 tháng 1 lúc 5:01 · Thích · 2

Mohd Mansour Halim Và chữ Jawi Chăm ko phải là các chữ cái Arab đơn thuần…mà người Chăm đã dựa vào các chữ cái Arab biến thể nó và thêm bớt để có thể ghi âm đc tiếng Chăm, đó là chữ Jawi

11 tháng 1 lúc 5:04 · Thích

Can Quang Trả lời ND: Paak (bốn) jaak (giạ), likuuk (sau), bbuuk (tóc) được dùng có baluw trong Ngôn ngữ và chữ viết Cham trong quá trình lịch sử (P ô Dharma, 2006, tr.9). Ông còn cho rằng baluw dùng cho âm trầm (dài), khi âm trắc (ngắn) không có baluw. Điều này cho thấy cùng một bản chất nhưng thuật ngữ khác nhau. Nghĩa là Chăm có âm ngắn (trắc) và dài (trầm) phân biệt. MMH. giúp cei chỗ này được. Trả lời rất hay. Rumi là phiên Latinh của Jawi? âm vị Rumi và âm vị tiếng Chăm có gì khác nhau và giống nhau, mình cùng bàn (nhưng không cải), bàn thảo, cei không có ý muốn hỏi klhó kamuơn?

11 tháng 1 lúc 5:12 · Thích

Mohd Mansour Halim Can Quang dạ, Chăm Tây chưa từng latin hóa chữ Jawi

11 tháng 1 lúc 5:16 · Thích

Tào Lao Mohd Mansour Halim ơi! Cho mình hỏi là, người Chăm ở Mã Lai họ có sử dụng chữ Chăm truyền thống để viết hay là họ đã sử dụng chữ viết như người Mã Lai hoặc họ có loại chữ viết riêng cho họ rồi?

11 tháng 1 lúc 5:24 · Thích · 1

Mohd Mansour Halim người Chăm ở Malay di cư trong tk 18, phần lớn đã thành dân Malay, ko còn biết nói tiếng Chăm và hòa lẫn vào văn hóa Malay, tôi có nghe các bác đi làm ăn ( đi buôn bán ở các làng mạc người Malay) có kể là gặp những ngôi làng nhỏ, người dân trong làng biết nguồn gốc Chăm, có kĩ vật Chăm, nhưng về bề ngoài và tiếng nói đã là Malay 100%. Người Chăm ở Malay đc tính ở đây là người Chăm di cư qua từ Miền tây Việt Nam và Campuchia, di cư nhiều nhất vào thời Khmer đỏ, nên khi tách ra Chăm Malay cho sang vậy thôi, chứ họ thật sự cũng là Chăm Viet Nam và Campuchia, và dĩ nhiên họ giống Chăm Miền tây nam việt nam và Campuchia

11 tháng 1 lúc 5:32 · Thích · 1

Mohd Mansour Halim Lúc nhỏ mình còn nhớ, Chăm ở đó có lớp học chữ Jawi Chăm, hồi nhỏ mình cũng đi học

11 tháng 1 lúc 5:34 · Thích · 1

Mohd Mansour Halim khi định cư người Chăm ở Malay có cộng cư thành các làng mạc Chăm trên đất Malay, con cháu đời thứ hai trở đi phần lớn không còn biết nói tiếng Việt hoặc tiếng Khmer, chúng chỉ biết nói tiếng Mã và tiếng Chăm. vì đi học sử dụng tiếng Mã, ở nhà sử dụng tiếng Chăm.

11 tháng 1 lúc 5:40 · Đã được chỉnh sửa · Thích · 2

Tào Lao Jathraoh Champa ơi! Cho mình hỏi là, bạn trao đổi được với bao nhiêu người Chăm Mã Lai, Chăm Cambodge, Chăm Laos với chữ Chăm truyền thống? Và liệu chăng có phải là nhờ tiếng Chămtruyền thống mà mọi người trao đổi, giao lưu được với nhau? Trong khi, theo những gì mà bạn nói và Mohd Mansour Halim, anh Can Quang cung cấp thì rõ ràng có sự khác biệt về chữ viết của người Chăm trên các Quốc gia mà chúng ta kể trên.
Thứ nữa tôi muốn nói là, liệu với số dân chỉ còn khoảng chưa tới 150 ngàn người, các bạn có thuyết phục được người Chăm ở Cambodge, Chăm Mã Lai, Chăm Laos bỏ ngôn ngữ, chữ viết của họ để sử dụng chữ viết Chăm truyền thống? Hay đến lúc đó sẽ bị ngược lại?
Mình biết đây là câu hỏi khó, nhưng nằm trong mục thảo luận của chúng ta, vì Jathraoh nói “Họ không còn giao tiếp được với nhau nữa. Nhờ có ngôn ngữ truyền thống này sẽ giúp họ có được tiếng nói chung. Hiện nay chúng tôi, những người biết được tiếng Chăm truyền thồng, vẫn giao tiếp được bằng tiếng Chăm truyền thống với những người Chăm ở Malaysia, Cambodia..”(hết trích)

11 tháng 1 lúc 7:27 · Thích · 1

Mohd Mansour Halim Điều đó ko biết, nhưng tôi vẫn giao lưu đc vs các bạn Chăm ở quốc gia khác vs chữ Chăm jawi

11 tháng 1 lúc 7:59 thông qua di động · Thích · 1

Van Ikan Hình như các bạn đang nhầm lẫn giữa giao lưu ngôn ngữ qua chữ viết với qua tiếng nói

11 tháng 1 lúc 8:03 · Thích

Tào Lao Mình đang nói về chữ viết.

11 tháng 1 lúc 8:03 · Thích

Van Ikan Tôi có kiểu ví như thế này: Chăm Đông có kiểu chữ mới của BBSSCC để thay thế cho lối “truyền thống” giống như kiểu “Huruf Cam” thay thế cho “Jawi Cam”. Mohd Mansour Halim nghĩ thế nào?

11 tháng 1 lúc 8:06 · Đã được chỉnh sửa · Thích

Mohd Mansour Halim Van Ikan đó là điều đang nổ lực đó anh

11 tháng 1 lúc 8:26 thông qua di động · Thích

Van Ikan Tiện thể nhờ Mohd Mansour Halim giới thiệu sơ qua vài nét về “Huruf” luôn đi ^^

11 tháng 1 lúc 8:28 · Thích

Mohd Mansour Halim Cái này Naidalim rành nek, nói chung là sửa đổi chính tả chu jawi sao cho giống vs akhar thrah truyền thống

11 tháng 1 lúc 8:30 thông qua di động · Thích · 2

Ndalin Dhar Giờ mới biết, trước kia em cứ nghĩ là cộng đồng Chăm Nam bộ luôn tách rời khỏi Chăm Ninh Thuận Bình Thuận chứ

11 tháng 1 lúc 8:35 · Thích

Ndalin Dhar Mà nói mới để ý, em thấy trong nhóm này có ít bạn ở Bình Thuận nhỉ, các hoạy động trong SG cũng toàn thấy Chăm Ninh Thuận mình thôi à

11 tháng 1 lúc 8:36 · Thích

Jathraoh Champa Ndalin Dhar: Em là người Chăm ở đâu vậy? Ninh Thuận tập trung tới 70 ngàn người Chăm, trong khi đó Bình Thuận chỉ 30 ngàn nên số lượng người Chăm ở Ninh Thuận tham gia nhiều là phải.

11 tháng 1 lúc 8:42 · Thích

Ndalin Dhar Chắc là vậy.Em ở palei Mblap

11 tháng 1 lúc 8:45 · Thích

Van Ikan Tôi đồng tình với ý kiến ở trên của Jathraoh Champarằng “Nếu một ngày nào đó tiếng Chăm trở thành ngôn ngữ tách rời nhau ở các nước khác nhau, khi đó người Chăm ở các nước khác nhau không còn giao tiếp được với nhau nữa. Thảm họa này…” Cham vong quốc khiến cho sự tách rời và hòa đồng hòa lẫn vào các sắc dân khác đã khiến cho tiếng nói của chúng ta bị biến dạng rất nhiều.

Trở lại với A.Thrah “Truyền thống”, nó ko phải như @Tào Lao đã có ý ở trên. Việc đả kích câu nói, cách nói từ ngữ của 9x để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khác với việc hô hào sử dụng chữ viết Cham “truyền thống” và chống lại cái mới. Vì cách của 9x khi viết chữ Việt là rất chi vô tư “hj hj” “ho ho”… ko có ngữ pháp, 1 từ thì đôi khi là 2-3 phụ âm (như “hjc”)… Và quan trọng là nó không được in trong sách để dạy. Còn chữ Cham với 2 hệ thống viết khác nhau thì được dạy song song, có in song song (ví dụ trong Tagalau).

Tôi cũng nghĩ rằng nếu “lúc nào cũng cố gắng gìn giữ, sử dụng cái cũ mà ko muốn cách tân, sáng tạo, thay đổi, tự nó đã là lạc hậu”, nhưng cần phải thay đổi ở trong 1 chừng mực nào đó, như ở đây là chữ Cham, sự thay đổi trong lối viết chữ Cham của BBSSCC không phải chỉ ở chỗ âm ngắn và dài đặc trưng của tiếng Cham (Theo tôi không nên nói “có dấu và ko dấu” và so sánh với cách viết chữ Việt lúc có và không dấu vì sẽ dẫn đến sự hiểu lầm ko đáng có) mà còn biến các âm vần kép thành các âm đơn (ví dụ: “Kamuen” -> Kamon”; Apuei -> Apuy). Chế biến các từ vựng mới có thể nói là tùy tiện (có thể dẫn ra đây vô số cách dịch từ ngữ từ những câu như “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN” ; “Văn Hóa – Du Lịch vùng Đồng bào”… mà trênhttp://Gilaipraung.com 1 lần có đưa lên) khiến cho Cham vùng khác khó mà biết được đâu là đâu.

Tôi nghĩ rằng, nếu ai đó là người con Cham đều muốn để cho Cham mọi vùng miền có thể hiểu nhau, giao tiếp được với nhau. Thế nhưng, sự thực việc làm thì lại muốn chữ viết phải ghi chép giọng phương ngữ của mình.
Cham Việt Nam giọng lai tiếng Việt
Cham Combodia giọng lai tiếng Khmer
Cham Laos giọng lai tiếng Laos
Cham Malay giọng lai tiếng Malay
Cham Hanan giọng lai tiếng Hoa
Cham Amerika giọng lai tiếng Anh
….
Chúng ta đang thiếu 1 kênh liên lạc thực thụ để có thể hiểu được giọng của nhau (Giống như người Kinh có các kênh truyền hình, radio, báo – tạp chí, net bằng tiếng và chữ Việt…) Chữ viết cải biên mới của BBSSCC ra đời chủ trương ghi âm vùng miền khác với A.Thrah “Truyền thống” chủ trương ghi âm đa dạng, trong khi đó ở bên kia, “Huruf Cam” (đọc giống “Huruh) ra đời để đưa chính tả “Jawi” về với lối “Truyền thống”.
Ngoài ra, A.Thrah “truyền thống” một khi được chuyển tự ra Latin theo hệ thống “Rumi” thì nó chuyển tải chuẩn xác âm vần của người Cham hơn

11 tháng 1 lúc 9:32 · Thích · 1

Van Ikan Xem thêm ở đây bảng chuyển tự, xem theo thứ tự:

1. https://lh6.googleusercontent.com/-oUCEDMzhixc/TkV5xG1IcgI/AAAAAAAAAcM/lw9m2N62NOo/s881/1.jpg
2. https://lh5.googleusercontent.com/-m6ls6kRpLXo/TkV5o6fcxvI/AAAAAAAAAcE/xEpgjoFjtq0/s880/2.jpg
3. https://lh4.googleusercontent.com/-C2-IGEsAMaw/TkV5pqpIlhI/AAAAAAAAAcI/sO5-z_X4LDk/s881/3.jpg
4. https://lh4.googleusercontent.com/-JmFaEQpk-O8/TkV8A9bHo7I/AAAAAAAAAcU/bMdUzFsbeiE/s881/4.jpg
5. https://lh5.googleusercontent.com/-aIMRQuqmGt4/TkV8BfdOiUI/AAAAAAAAAcY/SAZ5JKmSzEs/s881/5.jpg
6. https://lh3.googleusercontent.com/-yxE9msej4Yo/TkV7_llzhvI/AAAAAAAAAcQ/Mi5m__7MjpE/s880/6.jpg
7. https://lh4.googleusercontent.com/-w1jCR3kA3N4/TkV97f_9uKI/AAAAAAAAAck/7dfgBu0iaPA/s881/7.jpg
8. https://lh6.googleusercontent.com/-HBbz3Gi9Hbs/TkV-NpFSDMI/AAAAAAAAAcw/ODX5kYgS8dM/s880/8.jpg
9. https://lh3.googleusercontent.com/-kexbZBbjHVo/TkV-NTioveI/AAAAAAAAAcs/Hcz8GKQH1uo/s880/9.jpg
10. https://lh3.googleusercontent.com/-cf-4-vgtNko/TkV-J8FKNiI/AAAAAAAAAco/ygdt0XrCERs/s181/10.jpg
11. https://lh6.googleusercontent.com/-vt1-0jHefck/TkWB1fSHdPI/AAAAAAAAAc0/aClF7U8lOaE/s640/11.jpg
11a. https://lh3.googleusercontent.com/–OLVmUc7fQo/TkaTy56NV5I/AAAAAAAAAds/vW5tggtpKOk/s909/11a.JPG
11b. https://lh3.googleusercontent.com/-YwCKn8KhkW8/TkaUHVujXbI/AAAAAAAAAd8/KpsReBLZM74/s909/11b.JPG

https://lh6.googleusercontent.com/-oUCEDMzhixc/TkV5xG1IcgI/AAAAAAAAAcM/lw9m2N62NOo/s881/1.jpg

lh6.googleusercontent.com

11 tháng 1 lúc 14:56 · Đã được chỉnh sửa · Thích

Tào Lao Cám ơn Van Ikan, chỉ có điều trong những vấn đề mình đưa ra để thảo luận, mình muốn nói rằng, liệu việc chúng ta lấy chữ Chăm truyền thống để xem đó là mẫu mực, rồi từ đó áp dụng cho cả Chăm Tây, Chăm Mã Lai, CHăm Laos thì liệu họ có chấp nhận và chúng ta có thể làm điều đó được ko? Vì rằng, trong những người Chăm ở những Quốc gia mình nói trên họ đều có hệ thống chữ viết riêng, hoặc nếu ko thì họ cũng sử dụng chữ viết phổ thông nơi sở tại.
Và một khi nếu chữ Chăm truyền thống ko thể sử dụng chung cho tất cả các nơi mà mình đã nếu ra thì liệu chăng trong một Quốc gia như Việt Nam và người Chăm hiện đang ở Hoa Kỳ, những người di cư trước sau 1975 nên thích hợp với chữ Chăm của BBSSCC đang sử dụng một cách đại trà, được áp dụng trong trường học hiện nay.
Nói nhỏ với Van Ikan là, những từ như “hihi, ho ho” đó là những câu cảm thán, ko thể áp đặt cú pháp đối với dạng câu cảm thán như những câu thông thường để đòi hỏi chủ ngữ, vị ngữ…

11 tháng 1 lúc 9:59 · Thích · 1

Van Ikan Hihi. Mình viết “hj hj” mà nên mới nói 2-3 phụ âm 1 lúc đó
___
Bởi như Tào Lao có thấy, Người Mã Lai trước đây họ cũng như các quốc gia khác ảnh hưởng Ấn Độ khác đều sử dụng các ký tự vay mượn Ấn rồi thay đổi cho phù hợp với tiếng nói của tộc người mình, ở đây họ dùng hệ thống “Pallava” (link:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8e/KedukanBukit001.jpg) rồi dần dần khi đã hấp thụ văn hóa Islam họ chuyển sang “Jawi” và bây giờ là “Rumi” phổ biến.

Ý mình là một khi đã chuyển sang Islam giáo, họ rất khó chấp nhận các ảnh hưởng từ 1 tôn giáo khác, cụ thể ở đây là hệ thống chữ viết bắt nguồn từ Ấn Giáo. Việc áp dụng Akhar Thrah cho dù là của “Truyền thống” hay BBSSCC đều là không thể đối với người Cham ở các quốc gia khác mà họ theo Islam. Điều đó cũng xảy ra với người Cham Giữa mà Mohd Mansour Halim có thể chứng minh.

Có một điều rằng, chữ Cham BBSSCC chưa thể nói là đã có áp dụng đại trà được, chỉ ở trong khuôn khổ sách dạy cho các em học sinh cấp 1, viết bảng treo cổng đầu làng (tất nhiên vì liên quan đến Nhà nước và vì BBSSCC trước đây cũng là 1 Cơ quan của Nhà nước và họ có đầy đủ thẩm quyền để quyết định) và 1 số ít các tạp chí.

Theo mình thì Jawi và Akhar Thrah có thể trao đổi với nhau thông qua 1 bảng chuyển tự Latin, và với Akhar Thrah, lối “Truyền thống” khi được quy chuyển nó thể hiện đầy đủ hơn

11 tháng 1 lúc 10:21 · Thích · 1

Jathraoh Champa Các ý này hay lắm anh Van Ikan: “Ý mình là một khi đã chuyển sang Islam giáo, họ rất khó chấp nhận các ảnh hưởng từ 1 tôn giáo khác, cụ thể ở đây là hệ thống chữ viết bắt nguồn từ Ấn Giáo. Việc áp dụng Akhar Thrah cho dù là của “Truyền thống” hay BBSSCC đều là không thể đối với người Cham ở các quốc gia khác mà họ theo Islam. Điều đó cũng xảy ra với người Cham Giữa mà Mohd Mansour Halim có thể chứng minh.” … “Theo mình thì Jawi và Akhar Thrah có thể trao đổi với nhau thông qua 1 bảng chuyển tự Latin, và với Akhar Thrah, lối “Truyền thống” khi được quy chuyển nó thể hiện đầy đủ hơn”

11 tháng 1 lúc 11:51 · Thích

Jathraoh Champa Có lẽ chúng ta vẫn sử dụng song hành hệ chữ JAWI, AKHAR THRAH nhưng vẫn phải thống nhất một hệ thống chuyển tự Latin chung cho cả 2 hệ chữ này, có như vậy thì chúng ta mới giữ gìn tiếng Chăm tốt hơn.

11 tháng 1 lúc 12:04 · Đã được chỉnh sửa · Thích · 1

Jathraoh Champa Nếu rằng người Chăm Đông muốn có chữ viết mô phỏng tiếng nói của mình với những phương ngữ riêng. Chăm Tây thì lại muốn có chữ viết mô phỏng tiếng nói của mình với phương ngữ riêng của bản thân họ. Ai cũng đề cao phương ngữ của mình hết, rốt cuộc sẽ có ngày những phương ngữ này ngày càng phát triển, gia tăng đến một ngày nào đó chúng ta chẳng có một tiếng nói chung nào.

11 tháng 1 lúc 12:02 · Thích · 1

Sa Rah neu akhar thrahtruyen thong ma khong duoc chon , chac ja nai tu tu qua ,

11 tháng 1 lúc 14:04 · Thích

Van Ikan Đúng vậy Jathraoh Champa. Mình nhớ vào năm trước, cũng trong Group này có đăng “Ask Question” để tìm vote cho 1 hệ thống chuyển tự Latin, và cũng đã có nhiều lời giải thích đáng để ngẫm nghĩ như của Isvan Campa và Javy Tabeng.
Cham mỗi vùng lai tiếng nói tộc người khác theo mỗi riêng cho nên muốn giữ tiếng nói Cham mà cứ khư khư chạy theo mỗi phương ngữ đang lai trong hiện tại đó thì hệ quả con cháu các đời sau này ko cần đợi cũng đã biết rõ. Và cũng bởi lý do đó mà đa số các bạn trong group này đã vote cho Rumi (chuyển tự từ Akhar Thrah “truyền thống”) với 1 lợi thế chuyển tải đầy đủ ngữ âm của Cham, hơn nữa hệ thống này gần gũi với Rumi của Malaysia, Indonesia, Brunei… vốn là các tộc người gần gũi với Cham về nhân chủng cũng như ngôn ngữ

11 tháng 1 lúc 14:38 · Thích · 1

Sa Rah TÔI MUÓN ÐUOC GIAO TIÉP VÓI TÁT CA NGUÒI CHAMPA HIÊN CÓ MAT TRÊN THÉ GIÓI NÀY , CHÚ KHÔNG PHAI RIÊNG TINH NINH THUÂN NÀY ÐÂU .

11 tháng 1 lúc 14:52 thông qua di động · Đã được chỉnh sửa · Thích · 2

Muhd Al-Bukhari Cham Cambodia noi va viet dung akhar thrah truyen thong, vi Sao toi biet, vi o day dan toc Cham Cambodia rat nhieu. Va moi khi gap ho, e ko tro chuyen voi ho bang tieng Malaysia ma la tro chuyen bang akhar Cham.

11 tháng 1 lúc 15:38 thông qua di động · Thích · 1

Jathraoh Champa Muhd Al-Bukhari: Bạn ở đâu vậy?

11 tháng 1 lúc 15:40 · Thích

Muhd Al-Bukhari Toi dang o Malaysia, hihihi

11 tháng 1 lúc 15:45 thông qua di động · Thích

Mohd Mansour Halim bạn muhd nên phân biệt giữa nói va viết

11 tháng 1 lúc 17:11 thông qua di động · Thích

Muhd Al-Bukhari thi e dag noi ve chu viet va noi, vi e co noi va trao doi voi mot giang vien cham cambodia dang day o johor (malaysia).

11 tháng 1 lúc 18:01 thông qua di động · Thích

Ndalin Dhar đúng rồi ở Kam ng ta xài khar Thrah mà, thấy giống bên mình lắm

11 tháng 1 lúc 20:27 · Thích

Sa Rah DAHLAK URANG CAMPA ,, KHIN BAC AKHAR CAM PIEH MAYAI SU GREP NAGAR ,, DI NJEP BAC AKHAR PIEH MAYAI SU SA NAGAR PANGDARANG O .

11 tháng 1 lúc 22:50 thông qua di động · Đã được chỉnh sửa · Thích

Mohd Mansour Halim Ja Nai do la Thanh Kinh Quran do ban, kiem ma hoc

11 tháng 1 lúc 22:21 · Thích

Sa Rah vây cho phep Ja Nai sua lai ngen bang tieng Cham . Cam on anh da nhac , vùa viét song em cung cam thay nhu vay . Không có gì mà xáu hô hét , có lõi biét nhân lõi là nguòi tót mà .

11 tháng 1 lúc 22:53 thông qua di động · Đã được chỉnh sửa · Thích

Can Quang Cham VN: 161729 các nhà ngữ học chia thành Cham đông Cham tây, Cham Campuchia 317000 (bao gồm Cham Jahed khoảng 50000 người còn bảo lưu Bini và Akhar Thrah) tiếng nói còn nghe được nhau (khac nhau như người Việt miền bắc và miền nam), có AT cho Cham Đông và Akhar Jawi cho Cham Tây để giử cho TIẾNG Cham không di chuyển. 10000 người Cham tại Malay có dùng Rumi để giử Tiếng Cham ổn định. Việc chọn Văn Tự (chữ viết) nào là do cộng đồng Cham quyết định với sự giúp đở của các nhà chuyên môn. Nếu có ai đó muốn làm thay thì chuyện đó sẽ không thành hiện thực. Có chuyên môn thật giỏi trong lãnh vực này có thể giúp được Cham, không có chuyên môn nói theo cảm tính sẽ không được sự chấp nhận của đồng bào (những người đang dùng ngôn ngữ đó hằng ngày). Muốn biết được cụ thể, cần điều tra xã h%ôi học, không thể ngồi nhà mà tưởng tượng, khi hỏi ra sẽ không đúng với thực tiển.

12 tháng 1 lúc 1:52 · Thích

Sa Rah TÔI MUÔN ÐUOC GIAO TIÉP VÓI TÁT CA NGUÒN CHAM HIEN CÓ MAT TRÊN THÉ GIÓI NÀY , CHÚ KHÔNG PHAI RIENG TINH NINH THUAN NÀY ÐÂU.

12 tháng 1 lúc 2:07 thông qua di động · Đã được chỉnh sửa · Thích

Van Ikan Và cái này…

11 giờ trước · Thích

Vinh Thanh Porome Van Ikan, sau cuoc tham do va trao doi, cuoi cung co ket luan thong nhat gi khong ?

khoảng một giờ trước · Thích

Jathraoh Champa Em có ý kiến thế này nhé. Nếu bạn nào thật sự đã giỏi tiếng Chăm thì các bạn nên học chữ akhar thrah truyền thống thì sẽ có ý nghĩa hơn cả. Còn bạn nào cảm thấy khó khăn trong việc học chữ akhar thrah truyền thống thì các bạn có thể sử dụng chữ akhar thrah cải biên của của BBSSCC miễn sao các bạn sử dụng tốt tiềng mẹ đẻ, không bị lai căng là được. Chữ BBSSCC cải biên theo em nghĩ xét cho cùng thì cũng chỉ là giải pháp giúp học tiếng Chăm dễ hơn thôi. Các bạn hãy xem chữ akhar thrah cải biên của BBSSCC như là một bảng phiên âm của akhar thrah truyền thống vậy.

53 phút trước · Thích

6 responses

  1. […] – Kết quả thăm dò khảo sát về sử dụng Akhar Thrah và chữ Chăm cải biên BBSSCC (gulpataom). […]

  2. Mình đồng ý việc chọn Akhar Thrah truyền thống là chữ viết Chăm. Điều này không bao giờ thay đổi

  3. Tiếng nói Chăm có thể thay đổi tùy theo vùng miền, nhưng chữ Viêt Chăm là một. Đó là Akhar Thrah truyền thống.

  4. Theo tôi, tất cả mọi người nên học và hiểu kỹ về Akhar Thrah hơn thì mới tham gia trao đổi. Ý kiến của Ja Thraoh là một ý kiến rất hay, mang tính khoa học và có định hướng cho tương lai tốt đẹp. Nếu ai mà hiểu Akhar Thrah một cách thâm sâu thì sẽ nhận thấy được Akhar Thrah của cha ông ta để lại là quá tuyệt hảo rồi. Baluw cho Dartha, hay dartha cho Craoh ao của BBSSCC là phá hoại Akhar Thrah Cham mà thôi. BBSSCC hãy biết đến một khái niệm rằng: Ngôn ngữ Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết, vấn đề âm ngắn hay âm dài là quyết định từ langlikuk chứ không phải là chỗ Baluw cho dartha như TS. Can Quang nói. Thế nhưng điều đó là không ảnh hưởng đến Sep Cam. Mà khi muốn đọc hay nói tiếng Chăm chính xác thì chúng ta phải tìm điểm nhấn của chữ, điều đó là giống như các loại chữ đa âm tiết khác trên thế giới. BBSSCC và TS. Can Quang nên hiểu là tiếng nói cũng như chữ viết của Chăm hoàn toàn khác với tiếng Việt, hai ngôn ngữ này không thể đặt lên bàn cân mà so sánh được.
    Hãy biết rõ về Akhar Thrah mới nói và nghiên cứu về nó.

    1. Sakhira hãy trả lời vài câu hỏi về Akhar Thrah đã rồi bình luận thêm: (a) Nhóm Lưu Quý Tân, Thiên Sanh Cảnh, đã chuẩn bao nhiêu chữ cái Cham- Viết giống nhau khi đọc khác nhau kiểu gak-lak: Bao nhiêu chữ cái? Tên chữ cái đó là gì?
      (b) Akhar Thrah truyền thống trước 1906 và Akhar Thrah sau này trong Từ điển G. Moussay 1971 có bao nhiêu phụ âm cuối không được sử dụng (Phụ âm cuối có AC nhưng không có trong GM)? Bao nhiêu và tên gọi là gì?
      (c) AT Cham có bao nhiêu tiền tố, trung tố, hậu tố? Tên gọi là gì, nghĩa như thế nào? Mỗi ngữ tố cho hai ví dụ có trong từ điển?
      (d) Trong 2 từ điển trên âm ô, ê có (baluw) ngắn dài không? Nếu có cho hai ví dụ?
      (e) Nguyên tắc vàng liên quan đến “baluw và trắc trầm [ngắn dài]” nào mà HTKL 2006 phát hiện và BBSSCC triệt để tuân theo trong luật chính tả của mình? Làm ơn trả lời vào email: quang_can@yahoo.com hay trong forum này cũng được.