Tag Archives: NghiênCứu

Lần theo dấu vết Chế Bồng Nga

Hồ Bạch Thảo

Lần theo dấu vết Chế Bồng Nga

Trong khi dịch “ Minh Thục Lục” tôi thấy có nhiều sử liệu liên quan đến Chế Bồng Nga. Để hiểu thêm về người anh hùng của dân tộc Chăm, tôi xin trích những đoạn có liên quan đến lịch sử Champa để bạn đọc tham khảo.

Không rõ năm sinh của Chế Bồng Nga(1) nhưng vào năm Hồng Vũ thứ 2 (1369)……..

Xem file PDF……Lần theo dấu vết Chế Bồng Nga 

Nguồn: Tạp Chí Xuavanay Số 313-08-2008

Địa danh gốc Chăm ở Khánh Hoà

Nguyễn Man Nhiên 

1. VỀ ĐỊA DANH NHA TRANG

 TÊN NHA TRANG XUẤT HIỆN TỪ KHI NÀO?

Từ năm 1653, với việc thành lập đơn vị hành chính dinh Thái Khang cai quản hai phủ Thái Khang và Diên Ninh, vùng đất Nha Trang-Khánh Hòa ngày nay đã trở thành một phần lãnh thổ của quốc gia Đại Việt(1). Có thể tên Nha Trang đã xuất hiện ngay từ buổi đầu khi lưu dân người Việt theo lệnh chúa Nguyễn đến khai khẩn và định cư ở vùng đất ven biển này. Trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thưtập bản đồ đường xá Việt Nam do nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá tự Công Đạo soạn vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, đã thấy có tên Nha Trang môn (cửa Nha Continue reading →

Thánh địa Mỹ Sơn – Những ngôi tháp hình thuyền và bộ trang sức bằng vàng lá

Hồ Đắc Duy

Nguồn: http://vietsciences.free.fr/

Người Champa lập quốc vào cuối thế kỷ thứ II. Năm 192 cuộc khởi nghĩa thành công, nghĩa quân Tượng Lâm và Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên lập ra một vương quốc lấy tên là Lâm Ấp, đó là một quốc gia đầu tiên hình thành ở phía nam nước Đại Việt. Lâm Ấp theo giải thích của Thủy Kính ghi chú : Huyện Tượng Lâm, đọc theo chữ Hán là Tượng Lâm huyện hay Tượng Lâm ấp, về sau bỏ dần chữ Tượng thành ra Lâm Ấp. Năm 627-649, vua Viknâtavarman lên ngôi đổi quốc hiệu là Hoàn Vương Quốc. Năm 808, nhà Đường sang đánh, vua Hoàn Vương rút vào nam, đổi quốc hiệu là Champa tức Chiêm Thành , đến thế kỷ XII, dựa theo một bí ký của Champa thì quốc gia này bị Chân Lạp xâm chiếm kéo dài từ năm 1199 đến năm Canh Thìn (1220) Sau khi người Chân Lạp rút khỏi Champa, là bắt đầu thời kỳ hưng thịnh của vương quốc này.

  Continue reading →

Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á (900-1300 CE): Nghiên cứu trường hợp Mandala Champa (P.2)

Mandala Champa trong kỷ nguyên thương mại sớm

Sự cạnh tranh giữa các tiểu quốc (nagara) trong mandala Champa

Công trình nghiên cứu Le royaume de Champa của G.Maspero được giới nghiên cứu Champa trên khắp thế giới coi như một trong những công trình tiên phong và kinh điển trong nghiên cứu lịch sử của vương quốc Champa từ khởi nguồn cho đến năm 1471. [1] Theo quan điểm của G.Maspero thì Continue reading →

Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á (900-1300 CE): Nghiên cứu trường hợp Mandala Champa (P.1)

By: Do Truong Giang National University of Singapore (NUS) [1]

Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á (900-1300 CE)

                  Giới nghiên cứu đã khá quen thuộc với luận điểm về một “thời đại thương mại” được đề xuất bởi giáo sư nổi tiếng Anthony Reid để nói về lịch sử khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ 1400 đến 1680.[2] Theo A.Reid, khoảng năm 1400 sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Á đã được Continue reading →

Ngô Văn Doanh: Vua Pô Klaung Girai và hệ thống thủy lợi của người Chăm

Trong lịch sử vương quốc Chămpa, có nhiều vị vua anh minh được sử sách và truyền thuyết trong dân gian ngợi ca như những nhân vật anh hùng có công với nước với dân. Một trong số những vị vua đó là Pô Klaung Girai, vị vua- thần được thờ phụng tại ngôi tháp Pô Klaung Girai ở Phan Rang. Điều lý thú và rất đặc biệt là, kỳ tích do vua Pô Klaung Girai tạo lập mà cho đến nay người Chăm còn ghi nhớ và tri ân lại không phải là những chiến tích quân sự mà lại là công việc đắp đập ngăn sông, dẫn thuỷ nhập điền. Điều đặc biệt nữa là, Continue reading →

Bá Trung phụ : Về Vũ YANGNAITRI (Apsara) – Champa Và Huyền Thoại

Ở mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có bề dày lịch sử và bề rộng của không gian xã hội. Cũng vậy, cư dân Chăm đã có một vương quốc với một nền văn minh cổ đại. Lớp bụi hàng trăm năm của thời gian vẫn không xoá nhoà hình ảnh của vương quốc Chămpa cổ, vốn là một hiện tượng lịch sử văn hoá độc đáo. Bởi lẽ đến nay, những công trình kiến trúc, điêu khắc cổ và kể cả nghề luyện kim đã để lại rất nhiều hiện vật tiêu biểu cho thời kỳ hưng thịnh của Continue reading →